Bối cảnh Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012

Biểu tình bài Nhật tại Tây An vào ngày 20 tháng 10 năm 2010.(Biểu tình phản đối quần đảo Senkaku năm 2010)

Quần đảo Senkaku (hay Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc) là các đảo ngoài khơi gần Đài Loan và là một chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa chính phủ của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.[2] Trước thời điểm các cuộc biểu tình xảy ra, nhiều trường hợp phản đối chủ quyền của quần đảo Senkaku mà nổi bật nhất là biểu tình bài Nhật năm 2005 tại Trung Quốc. Ngày 18 tháng 9 năm 2012 đánh dấu sự kiện Nhật Bản xâm lược Mãn Châu năm 1931, những ký ức ám ảnh làm kích động tâm lý bài Nhật ở Trung Quốc.[3] Sau vụ va chạm tàu Senkaku năm 2010, Trung Quốc dừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản ngày 21 tháng 9 cùng năm.[4]

Sự cố dẫn đến biểu tình

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật BảnCục Cảnh sát biển Đài Loan đối đầu trực diện vào ngày 4 tháng 7 năm 2012.[5][6]Sự kiện nhà hoạt động Hồng Kông đổ bộ lên quần đảo Senkaku ngày 15 tháng 8 năm 2012.

Ngày 16 tháng 4 năm 2012, thống đốc Tokyo Ishihara Shintarō công khai tuyên bố quyết định cho phép Chính quyền Thủ đô Tokyo mua ba đảo (Uotsuri, Kitako, Minamiko) từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật.[7] Ngày 4 tháng 7 năm 2012, ba tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản thực thi lệnh kiểm tra chính thức một tàu đánh cá của Đài Loan gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật BảnCục Cảnh sát biển Đài Loan đã đối đầu trực diện.[5][6]

Ngày 7 tháng 7 năm 2012, thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko bày tỏ sự quan tâm đối với việc chính phủ Nhật Bản mua các đảo đang tranh chấp. Chính phủ Trung Quốc tức giận phản đối, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lưu Vi Dân đáp trả 'sẽ không ai được phép mua và bán lãnh thổ bất khả xâm phạm của Trung Quốc'.[8][9]

Ngày 15 tháng 8 năm 2012, 14 nhà hoạt động từ Hồng Kông đã đi tàu và đổ bộ vào một trong các đảo tranh chấp nhưng bị Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản chặn lại.[10][11] Bảy nhà hoạt động đã nhảy khỏi tàu và bơi vào bờ, năm người đã tiến vào đảo và hai người trở lại tàu, các nhà hoạt động và tàu của họ đều bị Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ.[12] Tất cả 14 nhà hoạt động bị bắt giữ và trục xuất hai ngày sau đó.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012 http://www.dushi.ca/tor/news/bencandy.php/fid11/lg... http://www.ce.cn/xwzx/gnsz/gdxw/201209/18/t2012091... http://finance.cnr.cn/gundong/201209/t20120919_510... http://usa.chinadaily.com.cn/china/2012-09/17/cont... http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2012-09/15/co... http://opinion.people.com.cn/n/2012/0915/c1003-190... http://society.people.com.cn/n/2012/0919/c223276-1... http://world.people.com.cn/n/2012/0820/c1002-18782... http://finance.sina.com.cn/china/20120913/14101312... http://news.sina.com.cn/c/2012-09-28/032125270307....